Đô thị vệ tinh luôn là điểm nóng trong phát triển mở rộng các thành phố lớn. Sẽ luôn có rất nhiều các thành phố vệ tinh nổi lên trong bán kính xung quanh các thành phố trung tâm. Sự khác biệt làm nên thành công của các thành phố này tuỳ thuộc vào các yếu tố bao gồm định hướng phát triển của Chính phủ và cơ sở hạ tầng xã hội tại các thành phố vệ tinh.
Theo định hướng của Chính phủ trong việc xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, có vị trí quan trọng của cả nước và trên toàn Đông Nam Á đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Tốc độ đô thị hoá của thành phố diễn ra nhanh chóng và các thành phố vệ tinh nổi lên như một cơ hội đón đầu thị trường.
TP. Hồ Chí Minh sẽ là đô thị hạt nhân, trung tâm tri thức, kinh tế tổng hợp đa chức năng hiện đại ngang tầm với các đô thị trong khu vực Đông Nam Á. Thành phố Biên Hòa - Long Thành - Nhơn Trạch là vùng đô thị động lực phía Đông được quy hoạch là trung tâm công nghiệp, sáng tạo mới. Theo quy hoạch, vùng TP Hồ Chí Minh rộng 30.404 km2. Dân số hiện tại hơn 18,7 triệu người, ước tính đến năm 2030 khoảng từ 24 - 25 triệu người và đến năm 2050 có thể tăng lên từ 29 - 30 triệu người. Để giảm áp lực dân số và các hệ quả đi kèm, quy hoạch đô thị vệ tinh là nhu cầu tất yếu cho sự phát triển năng động và bền vững của TP. Hồ Chí Minh.
Sau khi sân bay Long Thành được thông qua về mặt chủ trương, quy hoạch trở thành cảng hàng không trung chuyển quốc tế. Tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh và khu vực động lực phía Đông và sân bay Long Thành được đẩy nhanh: Đường vành đai 3, cao tốc Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cầu Cát Lái…
Nhơn Trạch nổi lên như một điểm sáng trọng yếu, đóng vai trò kết nối liên kết vùng có một không hai khi giáp ranh với TP. Hồ Chí Minh thông qua quận 2, 9, Nhà Bè và các đường cao tốc đi đến sân bay quốc tế Long Thành đều đi qua Nhơn Trạch.
Thành phố SwanPark với quy mô 941,5ha toạ lạc tại lõi trung tâm của của huyện Nhơn Trạch được quy hoạch là thành phố phát triển khoa học, công nghệ đẳng cấp quốc tế kết hợp đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng giàu bản sắc văn hoá phù hợp với quy hoạch chung của vùng phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh.
Quy hoạch SwanPark lấy giá trị xanh và công nghệ thông minh làm cốt lõi. Về cấu trúc của thành phố được thiết kế với 1 trọng tâm là lõi CBD và hai trục tăng trưởng về thương mại, giải trí và một vành đai xanh. Các khu vực của SwanPark được gắn kết chặt chẽ với nhau tạo thành hình thái đô thị tích hợp thiên nhiên, giáo dục, nghiên cứu, sản xuất.
Đặc biệt, SwanPark còn được định hướng sẽ trở thành đô thị tri thức, thu hút được những người trẻ tài năng, trở thành điểm đến của cộng đồng khởi nghiệp. Mục tiêu này phù hợp với định hướng của Chính phủ, Việt Nam là “quốc gia khởi nghiệp”.
Bài toán kiến tạo cho khu vực phía Đông TP. Hồ Chí Minh một thành phố vệ tinh bền vững đáp ứng nhu cầu: sinh sống, học tập, làm việc, giải trí theo chuẩn mực toàn cầu, theo sát định hướng Chính phủ và xây dựng hệ thống cơ sở giao thông và hạ tầng bền vững là điều mà SwanPark đang dần hiện thực hoá.
Trong một tương lai gần, SwanPark hình thành với sự đồng bộ về hạ tầng giao thông và các tiện ích xã hội sẽ tác động quan trọng đến thị trường bất động sản. Thường thì giá trị bất động sản tăng càng cao khi hạ tầng kỹ thuật của khu vực đó được quy hoạch đầy đủ. Nắm bắt được thời điểm, nhìn thấy được tiềm năng, các nhà đầu tư chiến lược thường có những quyết định kịp thời để mang lại lợi nhuận khi lựa chọn đầu tư bất động sản.
Theo Cafef.vn